“Thập nhân cửu trĩ” – Tức là cứ 10 người thì hết 9 người mắc căn bệnh khó nói này.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch mà còn là bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
2. Phân loại bệnh trĩ
• Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
• Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp,
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
•Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
•Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
•Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
•Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
• Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
• Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
• Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
4. Biến chứng của bệnh trĩ
Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:
• Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
• Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
• Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
5. Điều trị bệnh trĩ
5.1 Điều trị nội khoa
Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt
• Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch
5.2 Điều trị ngoại khoa
• Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển.
6. Phòng ngừa bệnh trĩ
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:
• Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
• Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
Bệnh đang đến ngõ, đã có dược sĩ lo
NHÀ THUỐC TỐT ARI GOOD MEDICINE
Email: info@arigoodmedicine.com.vn
Website: https://arigoodmedicine.com.vn/
Zalo CSKH: https://zalo.me/g/seqirx148
——————