Stugon-Pharimex 25mg trị triệu chứng rối loạn mê đạo, phòng say tàu xe (10 vỉ x 25 viên)

99,000 

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 25 Viên

Thành phần

Cinarizin

Chỉ định

Nôn/Buồn nôn, Rối loạn tiền đìnhSay tàu xe, Rối loạn mê đạo, Hoa mắt chóng mặtÙ taiRung giật nhãn cầu, Phòng đau nửa đầu, Choáng váng, Đau đầu vận mạchRối loạn dễ bị kích thích, Khó gần, Mất trí nhớThiếu tập trung, Rối loạn tuần hoàn ngoại biên

Chống chỉ định

Dị ứng thuốc

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRÀ VINH (TV PHARM) - VIỆT NAM

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-31234-18
THÊM VÀO GIỎ HÀNG

Mô tả

1. Thành phần

  • Thành phần hoạt chất: Cinarizin 25 mg.
  • Thành phần tá dược: Manitol, Lactose monohydrat, Tinh bột mì, PVP K30, Disolcel, Magnesi stearat, Aerosil 200, Talc vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng (Chỉ định)

Stugon-Pharimex chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị duy trì đối với các triệu chứng rối loạn mê đạo, bao gồm hoa mắt, chóng mặt, ù tai, rung giật nhãn cầu, buồn nôn và nôn.
  • Phòng say tàu xe.
  • Phòng đau nửa đầu migraine.
  • Điều trị duy trì các triệu chứng có nguồn gốc mạch máu não, bao gồm choáng váng, ù tai, đau đầu vận mạch, những rối loạn dễ bị kích thích và khó gần, mất trí nhớ và thiếu tập trung.
  • Điều trị duy trì các triệu chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên, bao gồm hội chứng Raynaud, chứng xanh tím đầu chi, đi khập khễnh cách hồi, rối loạn dinh dưỡng, viêm loét do thiếu dưỡng chất, dị cảm, chứng chuột rút về đêm, lạnh đầu chi.

3. Cách dùng – Liều dùng

– Cách dùng

  • Dùng đường uống. Nên uống thuốc sau bữa ăn.
  • Rối loạn tuần hoàn não và chóng mặt: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
  • Rối loạn tuần hoàn ngoại biên: 2-3 viên/lần, 3 lần/ngày.
  • Say tàu, xe:

– Người lớn uống 1 viên nửa giờ trước chuyến đi, sau đó uống nhắc lại mỗi 6 giờ một lần.

– Liều tối đa được khuyến cáo không quá 225 mg (9 viên)/ngày. Vì tác dụng của Stugon-Pharimex đối với bệnh chóng mặt phụ thuộc vào liều lượng thuốc, nên tăng liều từ từ.

– Trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng.

– Quá liều

Triệu chứng quá liều:

  • Quá liều cinnarizin cấp tính đã được báo cáo với các liều khác nhau, từ 90 đến 2.250mg.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng khi quá liều cinnarizin phổ biến nhất bao gồm: Thay đổi ý thức khác nhau, từ buồn ngủ đến sững sờ và hôn mê, nôn, các triệu chứng ngoại tháp và giảm trương lực. Có thể bị co giật ở trẻ nhỏ.

Xử trí quá liều:

  • Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
  • Trong vòng một giờ sau khi uống nên rửa dạ dày. Có thể sử dụng than hoạt nếu như thấy thích hợp.
  • Theo dõi người bệnh, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

4. Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Tác dụng phụ

Phân loại hệ thống/cơ quan Thường gặp (≥ 1/100 < 1/10) Ít gặp (≥ 1/1000 < 1/100) Chưa đủ số liệu để đánh giá
Rối loạn hệ miễn dịch     Quá mẫn
Rối loạn hệ thần kinh Buồn ngủ   Rối loạn vận động

Rối loạn ngoại tháp

Hội chứng Parkinson

Run không kiểm soát

Rối loạn tiêu hóa Buồn nôn Đau dạ dày, ói, mửa, đau bụng trên, khó tiêu.  
Rối loạn gan mật     Vàng da do giảm lưu lượng mật.
Rối loạn da và mô dưới da   Tăng tiết mồ hôi, chứng dày sừng dạng liken Chứng dày sừng dạng liken, hồng ban Lupus ở da thể bán cấp
Rối loạn cơ xương và mô liên kết     Co cứng cơ
Toàn thân Tăng cân Mệt mỏi  

 

6. Lưu ý

– Thận trọng khi sử dụng

  • Giống như những thuốc kháng histamin khác, Cinarizin có thể gây đau vùng thượng vị. Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày.
  • Cinarizin chỉ nên dùng cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
  • Dùng Cinarizin 4 ngày trước khi xét nghiệm kiểm tra dị ứng da có thể gây phản ứng âm tính giả.
  • Tránh dùng thuốc có chứa hoạt chất Cinarizin ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Chưa có nghiên cứu cụ thể về rối loạn chức năng gan hoặc thận. Nên được sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
  • Cinarizin có thể gây buồn ngủ đặc biệt là khi bắt đầu điều trị. Do đó cẩn thận trong khi dùng đồng thời rượu, thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Stugon-Pharimex có chứa lactose, bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose – galactose, thiếu enzym lactase thì không nên dùng.
  • Stugon-Pharimex có chứa tinh bột mì có thể chứa một lượng nhỏ gluten, trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp gluten thì không nên dùng.

– Thai kỳ và cho con bú

  • Phụ nữ có thai: Mặc dù chưa có bằng chứng thuốc gây quái thai, nhưng cũng như các loại thuốc khác, cân nhắc sử dụng Stugon-pharimex trong khi mang thai chỉ khi lợi ích điều trị lớn hơn rủi ro cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Chưa có bằng chứng thuốc bài tiết qua sữa mẹ, cân nhắc sử dụng Stugon-pharimex khi cho con bú.

– Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do thuốc có thể gây buồn ngủ, đặc biệt khi bắt đầu dùng, cần thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc.

– Tương tác thuốc

  • Dùng đồng thời cinarizin với rượu (chất ức chế thần kinh trung ương), thuốc chống trầm cảm ba vòng (như: Amitriptylin, Imipramin, amoxapin, desipramin, doxepin, nortriptylin, protriptylin, trimipramine,…) có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin.
  • Can thiệp chẩn đoán: Vì tác động kháng histamin, nếu dùng Stugon-pharimex trong vòng 4 ngày trước khi làm xét nghiệm kiểm tra dị ứng da, Stugon-pharimex có thể gây phản ứng âm tính giả.

8. Thông tin thêm

– Đặc điểm

Viên nén tròn màu trắng hoặc gần như trắng, một mặt có chữ “STUGON”, một mặt có khắc dấu vạch ngang.

– Bảo quản

Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

– Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 25 viên.

– Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

– Nhà sản xuất

Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Stugon-Pharimex 25mg trị triệu chứng rối loạn mê đạo, phòng say tàu xe (10 vỉ x 25 viên)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0904 216 286
 2787086107163002810